Khám Tiết Niệu Là Khám Những Gì?

Đường tiết niệu là bộ phận giúp đào thải những chất độc và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra ngoài cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo. Vì đây là những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với chất độc và vi khuẩn trước khi đưa ra ngoài cơ thể nên rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nên hãy đi gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Vậy khám tiết niệu là khám những gì?

Đặt hẹn khám tiết niệu miễn phí tại khung chat dưới đây.

tư vấn bệnh online

HỆ TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

Hệ tiết niệu hay còn gọi là hệ bài tiết, là hệ thống các cơ quan sàng lọc, lưu trữ và đào thải nước tiểu, chất thải, chất lỏng từ thận ra bên ngoài cơ thể. Thận tạo ra nước tiểu từ việc lọc các chất thải và các chất không cần thiết từ máu trong cơ thể, nước tiểu theo niệu quản tới bàng quang và được lưu trữ tại đây tới khi bàng quang đầy sẽ được đưa ra bên ngoài qua niệu đạo.

Hệ tiết niệu dễ bị viêm nhiễm với nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm tắc nghẽn và các tổn thương bên trong nên cần thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Các bệnh tiết niệu có thể mắc phải như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh do vi khuẩn xâm nhậo vào hệ bài tiết ảnh hưởng tới hệ tiết niệu, đặc biệt là niệu đạo và bàng quang gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do đường tiểu ngắn.

Viêm bàng quang: Hay chứng nhiễm trùng bàng quang gây áp lực lên bàng quang và gây ra hiện tượng đau vùng chậu với nhiều mức độ khác nhau.

Viêm tuyến tiền liệt: Tình trạng viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới, nhất là những người cao tuổi khiến người bệnh bị đau vùng chậu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp,…

Sỏi thận: Sỏi thận hình thành khi hóa chất trong nước tiểu tích tụ lại tạo thành các hạt sỏi bên trong thận gây đau lưng và 2 bên hông, thường sẽ có máu lẫn trong nước tiểu. Khi sỏi quá nhiều, người bệnh cần lấy sỏi ra bằng các phương pháp khác nhau.

Suy thận: Suy thận có thể gây mất khả năng lọc các chất thải trong máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh không được hỗ trợ điều trị như chạy thận, ghép thận thì chất độc trong máu không được đào thải ra ngoài.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM TIẾT NIỆU?

Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, bàng quang lúc nào cũng căng nước
Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, bàng quang lúc nào cũng căng nước

Thông thường, nếu không có bất cứ triệu chứng bất thường gì, chúng ta sẽ không để ý cũng như không có nhu cầu khám tiết niệu. Khi đường tiết niệu có những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt:

– Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, bàng quang lúc nào cũng căng nước nhưng khi tiểu lại ít nước, dùng sức rặn để nước tiểu thoát ra ngoài.

– Từ lúc đi tiểu cho đến khi kết thúc đều có cảm giác châm chích, nóng rát bên trong niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rát.

– Đau bụng dưới từ nhẹ đến nặng, co thắt sang vùng lưng, mạn sờn, ấm nóng vùng bụng dưới. Hay tái phát vào mùa hè.

– Nước tiểu có màu đục, vàng sậm, hôi, đôi khi pha lẫn máu nếu tình trạng trở nặng làm viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo.

– Sốt nhẹ đi kèm ớn lạnh. Buồn nôn như nghén là do vi trùng đã đi vào sâu trong thận.

=> Suy thận có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhấp ngay vào khung chat đển bác sĩ tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị.

tư vấn bệnh online

KHÁM TIẾT NIỆU LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?

Ở nam giới, nước tiểu còn đi qua tiền liệt tuyến vì tiền liệt tuyến nằm bao quanh vùng bàng quang. Khi khám hệ tiết niệu sẽ khám hệ thống từ trên xuống dưới theo thứ tự giải phẫu trên, bao gồm các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến.

Khám thận

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng thận. Người bệnh nằm yên, thở đều, thả lỏng bụng. Bác sĩ sẽ sờ khi bệnh nhân thở ra, khi đó các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết.

Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hay bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra các khối u sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ lên phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.

Một tay luồn xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một ta đặt lên trên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện, hai tay dần ép sát vào nhau. Trong khi sờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của bệnh nhân.

Khám bàng quang

Bình thường không có cầu bàng quang nên sẽ không thấy được bàng quang. Ở người mắc các bệnh lý khiến ứ đọng nước tiểu tại bàng quang khi khám sẽ thấy cầu bàng quang. Nếu bệnh nhân có cầu bàng quang thì vùng hạ vị sẽ nổi một khối u tròn bằng quả cam, có thể to lên tới rốn. Sờ thấy khối u tròn nhẵn, căng, không di chuyển. Khi thông tiểu có nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Thông tiểu là phương pháp chẩn đoán phân biệt so với các khối u khác. Nếu có sỏi bàng quang thì khi thông tiểu bằng ống kim loại sẽ thấy tiếng lạch cạch.

Siêu âm hệ tiết niệu trong gói khám sàng lọc bệnh tiết niệu
Siêu âm hệ tiết niệu trong gói khám sàng lọc bệnh tiết niệu

Khám niệu đạo

Nâng phần quy đầu lên, nặn từ phía trong ra. Ở người bình thường sẽ không thấy gì chảy ra. Kiểm tra các bộ phận này có thể phát hiện các tổn thương như: viêm tấy lỗ niệu đạo, loét miệng sào, có mủ chảy…

Khám tuyến tiền liệt

Thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được tiền liệt tuyến. Đặt người bệnh nằm ngửa, quay đầu ngón tay lên phái trên. Bình thường, tiền liệt tuyến không sờ thấy được hoặc nếu thấy chỉ hơi lồi lên, có hai thùy và một rãnh ở giữa. Nếu sờ thấy tuyến tiền liệt to lên thì có thể bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương đang có gói khám sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp người bệnh phát hiện sớm khả năng mắc các bệnh tiết niệu, từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cá biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả phù hợp với từng người.

Toàn bộ quá trình thăm khám đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Bình Dương hiện nay cùng sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài.

Để nhận ưu đãi gói khám tiết niệu tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bình Dương, hãy nhấp vào khung chat bên dưới hoặc gọi tới hotline 0933.833.115 để được tư vấn cụ thể hơn.

tư vấn bệnh online

Rate this post
phong kham da khoa quoc te binh duong
0933833115